
Nâu đoo năc đợ bhiệc lêy moon pa gluh đhị g’luh prá xay “C’leh chr’năp phim chiến tranh âng Việt Nam tơợ xang t’ngay pa zưm đh’rưah k’tiêc k’ruung”. G’luh prá xay ooy pa zêng đhị Liên hoan phim Châu Á Đà Nẵng g’luh 3, c’moo 2025 bhrợ tơợ t’ngay 29/6 tước 5/7

Tơợ xang t’ngay pa zưm pa chô k’tiêc k’ruung, zâp apêê bhrợ phim Việt Nam căh ha mơ pa đhêy châc lêy, xăl t’mêê cơnh bhrợ têng. Đợ tác phẩm cơnh “Cánh đồng hoang”, “Ngã ba Đồng Lộc”, “Truyền thuyết về Qúan Tiên” căh mưy p’căh chr’năp đăh nghệ thuật năc dzợ râu bhrợ p’căh liêm lalua đăh lịch sử, chrooi pa xoọng băn zư pa dưr pr’ăt bh’rợ chăp kiêng k’tiêc k’ruung, loom luônh liêm ta nih lâng cr’noọ cr’niêng ma mung ooy zâp lang manưih Việt.
Đợ phim đăh pr’đợc chiến tranh vêy bâc tác phẩm chr’năp coh cr’loọng k’tiêc k’ruung lâng bha lang k’tiêc cơnh: “Cánh đồng hoang” bơơn ch’ner chr’năp đhị Liên hoan phim bha lang k’tiêc Moscow (Nga) c’moo 1980; “Đường đốt” bơơn ch’ner apêê lêy chơơih pay đhị Liên hoan phim Fukuoka (Nhật Bản); “Bao giờ cho đến tháng 10” bơơn Viện Điện ảnh Mỹ xay moon năc mưy ooy đợ phim pr’hay bhlâng châu Á.
Ngh sĩ ưu tú Đặng Thu Huyền, Phó Giám đốc Hãng Điện ảnh Quân đội nhân dân moon, đợ phim chiến tranh cách mạng coh Việt Nam xang c’moo 1975 lêy bhrợ đợ g’luh prá xay t’mêê lâng cr’chăl ahay, vêy lêy zư pa dưr, xăl t’mêê:
“Acu k’noọ, tu râu prá xay liêm ta nih lâng apêê lêy năc bhrợ pr’đơợ đoọng ha đợ apêê bhrợ phim chiến tranh cơnh vêy pr’đơợ đoọng bhrợ đợ tác phẩm liêm choom lâh. Azi, đợ apêê bhrợ phim đăh chiến tranh xoọc kiêng đợ phim cách mạng tươc đăn lâh mơ lâng đhanuôr, lâh mơ năc apêê p’niên, đợ apêê n’niên vaih lâng dưr ga măc liêm xang bêl chiến tranh, vêy cr’noọ bh’rợ chr’năp cơnh xoọc đâu”.

Đenh ặ, đợ phim đăh chiến tranh vêy cớ g’luh bhrợ pa dưr ooy đăh màn ảnh âng k’tiêc k’ruung hêê. C’moo 2024 vaih phim “Đào, phở, piano” âng Đạo diễn Phi Tiến Sơn; c’moo 2025 vêy phim “Địa đạo Củ Chi - Mặt trời trong bóng tối” âng Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên. K’noọ tươc đâu, vêy bộ phim “Mưa đỏ” âng pân đil đạo diễn Đặng Thái Huyền bhrợ ting cơnh tiểu thuyết mr’đoo đh’nơc âng nhà văn Chu Lai. Đạo diễn Tô Hoàng moon, mưy phim “Địa đạo Củ Chi - Mặt trời trong bóng tối” bhrợ lâng zên tư nhân, 2 bộ phim “Đào, phở, piano” lâng “Mưa đỏ” ta bhrợ lâng zên zooi đoọng đăh nhà nước. Phim đăh chiến tranh ooy cr’chăl 10 c’moo xang bêl xăl t’mêê choom moon năc g’luh tr’nơợp bhrợ p’căh râu zr’năh zr’dô, đh’rưah lâng đợ bh’nơơn bơơn bhrợ lâng đợ râu bil bal, chêêt bil.
Ting cơnh đạo diễn Tô Hoàng, râu tu bhrợ phim đăh chiến tranh xang bêl k’tiêc k’ruung xăl t’mêê liêm choom năc vêy râu t’mêê tơợp tơợ Đại hội Đảng g’luh 6 c’moo 1986. Nhà nước t’bhlâng k’rong đoọng zên bhrợ phim. Zêng đợ phim đăh pr’đợc chiến tranh bêl ahay bơơn băn zư lâng bao cấp. Lươt zi lâh cơ chế thị trường, bêl zên lâng phép tính bơơn căh, đợ phim chiến tranh crêê k’đoong. Phim chiến tranh căh vêy t’pâh bâc ta mooi, lâh mơ năc apêê p’niên tươc lêy. Xoọc đâu, vêy k’dâng 70-80% bh’nơơn pr’đươi điện ảnh coh vel đông lêy pa gluh ooy thị trường năc âng tư nhân pa gluh bhrợ. Phim đăh chiến tranh, zên bâc, zâp apêê bhrợ phim cơnh tư nhân zêng g’đach, lêy cha mêêt. Đạo diễn Tô Hoàng k’đươi moon: Nhà nước lêy cha mêêt vêy k’rong bhrợ liêm ghit đoọng ha đợ phim đăh chiến tranh:
“Bhrợ phim đăh chiến tranh, lâh mơ k’đươi moon chr’năp lơơng năc zên pa gluh bâc bhlâng. Căh pân lêy bhrợ, căh năl bơơn hay căh, zêng lêy đợ apêê bhrợ phim tư nhân k’rang k’pân. K’pân phim chiến tranh bil bâc zên ha dợ bơơn bhrợ ha cơnh cung căh năl. Apêê k’pân năc trách nhiệm nâu Nhà nước lêy dưr dzoọng, bhrợ phim chiến tranh hơnh deh ooy bêl ahay, hơnh deh truyền thống chăp kiêng k’tiêc k’ruung, zêl lêệng a’rập a’bhưy năc nhà nước lêy đoọng zên đoọng zooi apêê tư nhân bhrợ”.

Xang t’ngay 30/4/1975, k’tiêc k’ruung pa chô pa zưm, zâp apêê bhrợ phim ơy vêy lêy cha mêêt đoọng năl cớ đợ râu zr’năh k’đhạp, bil bal âng zâp đăh, đoọng năl liêm ghit lâh mơ ooy đợ râu chiến thắng, vêy cơnh lêy cha mêêt t’mêê lalay đăh apêê a’rập a’bhưy; doọ dzợ lêy mưy đăh, lêy mưy cơnh liêm crêê. Cung tơợ đêêc, điện ảnh Việt Nam ơy vêy tr’xăl, tơợ đề tài, cr’noọ bh’rợ ooy đăh g’luh zêl penh grơơ nhool, moot ooy đề tài xang bêl zêl penh âng đơơng bâc râu chr’năp lalay, xăl t’mêê liêm ghit lâng đợ bộ phim ta bhrợ ooy cr’chăl chiến tranh. Pr’căn Ngô Phương Lan, Chủ tịch Hiệp hội pa dưr pa xớc Điện ảnh Việt Nam đoọng năl, g’luh tr’nơợp pr’đợc phim chiến tranh Việt Nam bơơn k’rong pa zưm mưy cơnh zăng liêm choom, zâp prang. M’pâng thế kỷ hanua, vêy k’dâng 100 bộ phim đăh pr’đợc chiến tranh, ooy đâu vêy 22 bộ phim ta chiếu ooy Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng g’luh 3. Nâu đoo năc mưy c’leh bh’rợ chr’năp âng ngành điện ảnh ooy đăh p’căh c’leh cha nụp Việt Nam tươc ooy bha lang k’tiêc, lâh mơ năc đăh phim chiến tranh âng Việt Nam:
“Phim chiến tranh Việt Nam bhrợ xang bêl k’tiêc k’ruung pa zưm pa chô vêy bâc râu tr’cơnh, hân đhơ cơnh đêêc cung vêy bâc râu lalay cơnh lâng phim chiến tranh âng Việt Nam bhrợ ooy cr’chăl chiến tranh. Lêy 22 bộ phim coh xa nay bh’rợ bêl đâu vêy đợ cơnh lêy cha mêêt lalay cơnh lâh mơ đăh điện ảnh Việt Nam bhrợ ooy chiến tranh. Vêy đợ râu c’leh chr’năp liêm ghit lâng đợ râu âng hêê choom lêy cớ đoọng ahêê mâng loom lêy chô moot ooy mưy c’năt c’lâng liêm choom lâh mơ”./.
DẤU ẤN PHIM CHIẾN TRANH CỦA VIỆT NAM
TỪ SAU NGÀY THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC
Đã đến lúc dòng phim chiến tranh không còn là “vùng cấm” nữa mà là một vùng đất mà các nhà làm phim có thể đưa ra những góc nhìn cá nhân, quan điểm riêng, chạm tới những góc khuất của cuộc chiến, trước đây chưa ai khai phá. Đây là vấn đề được đưa ra tại Hội thảo “Dấu ấn phim chiến tranh của Việt Nam từ sau ngày thống nhất đất nước”. Hội thảo trong khuôn khổ Liên hoan phim Châu Á Đà Nẵng lần thứ Ba, năm 2025 diễn ra từ ngày 29/6-5/7

Từ sau ngày thống nhất đất nước, các nhà làm phim Việt Nam đã không ngừng tìm tòi, đổi mới cách thể hiện. Những tác phẩm như “Cánh đồng hoang”, “Ngã ba Đồng Lộc”, “Truyền thuyết về Quán Tiên” không chỉ ghi dấu ấn nghệ thuật mà còn là những lát cắt chân thực về lịch sử, góp phần nuôi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng nhân ái và khát vọng sống trong mỗi thế hệ người Việt.
Dòng phim về đề tài chiến tranh có nhiều tác phẩm có giá trị trong nước và quốc tế như: “Cánh đồng hoang” đoạt giải đặc biệt Liên hoan phim quốc tế Moscow (Nga) năm 1980; “Đừng đốt” đoạt giải khán giả bình chọn tại Liên hoan phim Fukuoka (Nhật Bản); “Bao giờ cho đến tháng 10” được Viện Điện ảnh Mỹ đánh giá là một trong những phim hay nhất Châu Á.
Nghệ sỹ ưu tú Đặng Thái Huyền, Phó Giám đốc Hãng Điện ảnh Quân đội nhân dân cho rằng, dòng phim chiến tranh cách mạng ở Việt Nam sau năm 1975 cần thiết phải mở ra những cuộc đối thoại mới với quá khứ, có kế thừa, phát triển, đổi mới:
"Tôi nghĩ, chính sự đối thoại sòng phẳng với khán giả sẽ tạo cơ hội cho những người làm phim chiến tranh như có cơ hội làm ra những tác phẩm tốt hơn. Chúng tôi, những người làm phim về chiến tranh đang muốn dòng phim cách mạng đến gần hơn với công chúng, đặc biệt là khán giả trẻ, những người sinh ra và lớn lên sau chiến tranh, có tư duy rất mới hiện nay".
Khá lâu rồi, mạch nguồn phim về đề tài chiến tranh lại có dịp khơi nguồn trong đời sống màn ảnh của nước ta. Năm 2024 có phim “Đào, phở, piano ” của Đạo diễn Phi Tiến Sơn; Năm 2025 có phim “ Địa đạo Củ Chi - Mặt trời trong bóng tối” của Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên. Sắp tới, sẽ có bộ phim “Mưa đỏ” của nữ đạo diễn Đặng Thái Huyền chuyển thể theo tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Chu Lai. Đạo diễn Tô Hoàng cho rằng, trừ phim “Địa đạo Củ Chi - Mặt trời trong bóng tối” được làm bởi đồng vốn tư nhân, 2 bộ phim “Đào, phở, piano" và “Mưa đỏ” được làm bởi đồng vốn tài trợ từ phía nhà nước. Phim về đề tài chiến tranh trong thời điểm 10 năm sau đổi mới có thể nói là lần đầu tiên thể hiện được cả cái bi lẫn cái tráng, cả chiến công lẫn những mất mát hy sinh.

Theo đạo diễn Tô Hoàng, nguyên nhân cơ bản làm cho phim đề tài chiến tranh sau đất nước đổi mới thành công là có làn gió đổi mới được bắt đầu từ Đại hội Đảng lần thứ 6 năm 1986. Nhà nước tiếp tục đầu tư vốn làm phim. Tất cả những bộ phim về đề tài chiến tranh thuở ấy được nuôi dưỡng bằng bầu sữa bao cấp. Bước qua cơ chế thị trường, khi đồng tiền và phép tính lỗ lãi, dòng phim chiến tranh bị tắc mạch. Phim chiến tranh không cuốn hút được khán giả, đặc biệt là khán giả trẻ tới rạp. Hiện nay, có khoảng 70 - 80% sản phẩm điện ảnh nội địa tung ra thị trường là do tư nhân bỏ tiền ra làm. Phim về chiến tranh, chi phí lớn, các nhà làm phim tư nhân đều né tránh, cân nhắc. Đạo diễn Tô Hoàng kiến nghị: Nhà nước cần có đầu tư thích đáng cho những phim về chiến tranh:
“Làm phim về chiến tranh, ngoài yêu cầu phức tạp khác thì đồng vốn bỏ ra là rất lớn. Chơi canh bạc không cầm chắc lỗ lãi này, thắng thua này trong tay là điều hầu như các nhà làm phim tư nhân rất ngại. Ngại làm phim chiến tranh tốn kém lắm và thắng thua thế nào cũng chưa biết. Người ta ngại lắm thì trách nhiệm này Nhà nước phải đứng ra, khi làm phim chiến tranh ca ngợi quá khứ, ca ngợi truyền thống yêu nước, đánh giặc thì nhà nước phải bỏ tiền ra để hỗ trợ tư nhân làm”.
Sau ngày 30/4/1975, đất nước thống nhất, các nhà làm phim đã có độ lùi về thời gian để chiêm nghiệm lại nỗi đau, mất mát của cả đôi bên, để hiểu hơn cái giá của chiến thắng, có cái nhìn mới về kẻ thù, lực lượng đối lập; không còn là cái nhìn một chiều mà là cái nhìn mang tính chất nhân văn. Cũng từ đó, điện ảnh Việt Nam đã có sự chuyển hướng, từ đề tài, cảm hứng sử thi về cuộc chiến hào hùng, sang đề tài hậu chiến với cảm hứng thế sự đậm đà mang nhiều dấu ấn khác biệt, đổi mới rõ rệt so với những bộ phim được sản xuất trong thời chiến. Bà Ngô Phương Lan, Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến phát triển Điện ảnh Việt Nam cho biết, lần đầu tiên phim chiến tranh Việt Nam được tập hợp một cách khá toàn diện. Nửa thế kỷ qua, có khoảng 100 bộ phim về đề tài chiến tranh, trong đó là 22 bộ phim được trình chiếu trong Liên hoan phim Châu Á Đà Nẵng lần thứ 3. Đây là một dấu mốc quan trọng của ngành điện ảnh trong sự quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới, nhất là phim về chiến tranh của Việt Nam.
“Phim chiến tranh Việt Nam sản xuất sau khi đất nước thống nhất có nhiều điểm tương đồng, nhưng cũng có nhiều điểm khác so với phim chiến tranh của Việt Nam sản xuất trong thời gian chiến tranh. Xem 22 bộ phim ở trong chương trình hôm nay sẽ có những cái cách nhìn nhận khác hơn về điện ảnh Việt Nam làm về chiến tranh. Nó có những cái vệt sáng, những dấu ấn và có những cái điều mà chúng ta có thể nhìn lại để chúng ta tự tin bước vào một chặng đường sáng tạo mới”./.
Viết bình luận