

Tơợ apêê chr’val da ding ca coong cơnh Đăk Pring, Chơ Chun, La Ê… đha nuôr Cơ Tu, Ve, Tà-riềng xâp xa nâp acoon coh đay chô k’rong ooy trung tâm chr’hoong Nam Giang, ting đơơng âng cha gâr chiing, r’vai, r’ô acoon coh đay. T’ngay mr’hal năc bêl đoọng đha nuôr tr’lum, prá xay, pa căh đợ chr’năp liêm âng đhr’niêng bh’rợ âi bơơn zư đơc tơợ bâc lang. “Tơợ lang ahay, ma nưih Cơ Tu hêê ha dang căh bơơn xơợng xa nul chiing cha gâr căh choom ma mông. Xơợng xa nul chiing cha gâr năc năl tươc bhiêc bhan ga măc. Acu hơnh lêy, nâu câi apêê pr’châc p’niên âi ma năl chăp kiêng lâng ha âu đơc đhr’niêng bh’rợ acoon coh. Tu dzợ văn hóa năc dzợ c’bhuh ma nưih”.
T’ngay mr’hal Văn hóa apêê acoon coh Nam Giang c’moo 2025 âi pa căh liêm bâc đhr’niêng bh’rợ âng apêê acoon coh vêêl đong cơnh lâng 12 đhr’nong Gươl, Moong âng đha nuôr Cơ Tu, Ve, Tà-riềng. Coh zâp đhr’nong Gươl, Moong bơơn cooch mai lâng pa chăm crêê lâng đhr’niêng bh’rợ âng acoon coh, pa căh đợ pr’đươi pr’dua đươi dua zâp t’ngay cơnh, tr’coó xa nul, xa nâp, zong, apậ… bơơn pa căh liêm cra. T’ngay mr’hal dzợ r’rộ r’răm liêm pr’hay bêl xa nul chiing cha gâr, n;jưl, abel, aluôt, đinh tút căh câ pr’hat acoon coh, tân tung da dă,… bơơn apêê nghệ nhân đh’rưah lâng pr’châc p’niên bhrợ pa căh đoọng ha t’mooi lâng đha nuôr lêy.
“Acu g’luh tr’nơơp bơơn da dă đhị sân khấu ga măc, acu ha der n’đhang công yêm loom. Acu kiêng brương tr’nu bơơn da dă bâc đhị đoọng pa căh đhr’niêng bh’rợ Cơ Tu ch’ngai lâh”.
“Ting pâh t’ngay mr’hal n’nâu acu bơơn ăt lum bâc lâng năl ghit lâh ooy văn hóa acoon coh cu, đhị đêêc chr’năp văn hóa acoon coh bơơn zư đơc lâng pa dưr lâh mơ”.
“Nâu đoo g’luh 2 acu đâc ooy đâu. Zâp chu cu đâc zêng bơơn lêy râu t’mêê liêm pr’hay. Acu pa bhlâng chăp kiêng văn hóa apêê acoon coh âng chr’hoong Nam Giang".
Zr’lụ t’ngay mr’hal c’moo đâu căh muy vêy múa hát, năc dzợ pa căh bâc bh’rợ cơnh, tr’thi t’taanh, hor avị, zêệ ch’na, tr’glụ, cr’chụt, lươt đhooc đh’looc… N’luung pr’đươi âng apêê chr’val dzợ pa căh đợ n’đooh adooh, zong apâ, bh’nơơn ha rêê đhuôch âng da diing ca coong. Amoó Alăng Son, chr’val Tà Pơơ, chr’hoong Nam Giang xay truih lâng đha nuôr lâng t’mooi ooy bh’rợ taanh n’đooh adooh âng đha nuôr đay: “N’đooh âng cu xâp n’nâu acu tự taanh. Acu bơơn amế pa choom đoọng tơợ bêl dzợ tứi dâng 9, 10 c’moo. Acu công âi lnag xooc pa choom đoọng ha ca coon n’đil cu t’taanh, đoọng đhr’niêng bh’rợ Cơ Tu doó choom bil pât. Zâp c’lâng bh’nêêc, zâp n’jeh tr’naanh zêng năc đơơng muy t’ruih xa nay. Acu yêm loom tu nâu câi apêê p’niên công âi zêng ma choom t’taanh, pa choom xay truih bh’rợ văn hóa âng đay bêl ahay”.

Ting t’cooh Châu Văn Ngọ, Phó Chủ tịch UBND chr’hoong Nam Giang, T’ngay mr’hal căh muy năc bêl đoọng đha nuôr apêê acoon coh đhị vêêl đong chr’hoong pa căh c’leh liêm văn hóa âng acoon coh đay, năc dzợ bhrợ t’vaih pr’đơợ pa dưr tr’mông tr’meh pr’ăt tr’nơt. Bh’rợ công bơơn lêy cơnh năc g’luh chăp hơnh, g’luh gr’hoot zư đơc lâng pa dưr văn hóa vêêl đong bêl prang k’tiêc xooc xơợng bhrợ g’luh ra pă đơn vị hành chính ting pr’đhang chính quyền bơr cấp: “Lâng k’noọ tước đâu, muy cr’chăl t’mêê âng vêêl đong bơơn bhrợ t’vaih, bêl xơợng bhrợ c’lâng xa nay ra pă đơn vị hành chính, bhrợ pa dưr chính quyền vêêl đong 2 cấp. Chr’hoong công rơơm kiêng xang bh’rợ n’nâu, apêê chr’val t’mêê moot bhrợ têng tơợ 1/7 năc vêy p’têêt pa zum đhr’niêng bh’rợ liêm chr’năp n’nâu đoọng đơơng âng văn hóa vêêl đong choom dưr k’rơ, lâng dưr vaih pr’đơợ k’rơ đoọng pa dưr zâp bh’rợ tr’mông tr’meh pr’ăt tr’nơt năc văn hóa coh vêêl đong chr’hoong Nam Giang năc cớ bơơn zư đơc lâng pa dưr”./.
ĐẠI NGÀN VANG TIẾNG TRỐNG HỘI
Tại trung tâm huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam, Ngày hội văn hóa các dân tộc Nam Giang năm 2025 với chủ đề “Âm thanh bản sắc - dấu ấn một chặng đường” đã diễn ra trong không khí rộn ràng. Đây là sự kiện văn hóa độc đáo, mang đậm sắc màu vùng cao, thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia.
Từ các xã vùng cao như Đắc Pring, Chơ Chun, La Êê… đồng bào Cơ Tu, Ve, Tà - riềng trong trang phục truyền thống nô nức kéo về trung tâm huyện Nam Giang, mang theo chiêng trống, hồn cốt văn hóa của dân tộc mình. Ngày hội là dịp để bà con gặp gỡ, giao lưu, tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống đã được gìn giữ từ bao đời nay. “Từ bao đời nay, người Cơ Tu mình cứ nghe tiếng chiêng là thấy máu chảy rần rần. Nghe tiếng trống là biết mùa hội rồi. Mình vui, mà thấy yên lòng – vì văn hóa mình còn, là mình còn”.
Ngày hội Văn hóa các dân tộc Nam Giang năm 2025 đã tái hiện sắc màu văn hóa đặc trưng của các dân tộc thiểu số địa phương với 12 không gian Gươl, Moong truyền thống của đồng bào Cơ Tu, Ve, Tà - riềng. Trong mỗi Gươl, Moong được điêu khắc và trang trí đúng với nguyên bản truyền thống của đồng bào, các hiện vật lịch sử, vật dụng sinh hoạt hằng ngày như nông cụ, nhạc cụ, trang phục... được trưng bày bài bản, ngăn nắp. Ngày hội càng thêm sôi động và hấp dẫn khi tiếng trống chiêng, tiếng n’jưl, abel, tiếng sáo, đinh tút hay các bài hát dân ca, điệu tân tung da dă, nhịp xoang… được các nghệ nhân cùng lớp trẻ trình diễn để phục vụ du khách và người dân.
“Con lần tiên được múa da dă trên sân khấu lớn, con hồi hộp mà vui lắm. Con muốn sau này múa thật giỏi để biểu diễn ở nhiều nơi, mang văn hóa Cơ Tu bay xa”.
“Tham gia ngày hội này em được tiếp xúc nhiều và hiểu rõ hơn về văn hoá truyền thống của dân tộc mình, qua đó, giá trị văn hóa truyền thống được lưu truyền và phát huy hơn nữa”.
“Cái chiêng, cái váy, cái đinh tút … đều là hồn của người Tà Riềng mình. Tất cả hình ảnh đó được các nghệ nhân lớn tuổi, thanh, thiếu niên thể hiện trong Ngày hội này. Tôi vui mừng vì thấy con cháu biết thổi đinh tút, nhớ điệu múa của người Tà Riềng, là nhớ mình là ai, từ đâu đến.”
“Đây là lần thứ 2 tôi lên đây. Mỗi lần lên tôi đều có những trải nghiệm mới mẻ, thú vị. Tôi rất thích văn hoá truyền thống các dân tộc ở huyện Nam Giang”.
Không gian ngày hội năm nay không chỉ có múa hát, mà còn diễn ra các hoạt động như, thi dệt thổ cẩm, thi làm cơm lam, kéo co, đẩy gậy, đi cà kheo và những hoạt động truyền thống gắn với đời sống bản làng. Gian hàng của các xã còn trưng bày sản vật địa phương: thổ cẩm, mây tre đan, thuốc nam và món ăn đặc trưng vùng cao. Chị Alăng Son, xã Tà Pơơ, huyện Nam Giang giới thiệu với người dân và du khách về nghề dệt thổ cẩm của đồng bào mình: “Cái váy mình mặc là tự tay dệt. Mình được mẹ dạy cách dệt từ nhỏ khi lên 8, 10 tuổi. Mình cũng đã và đang dạy cho con gái mình cách dệt thổ cẩm Cơ Tu để sau này văn hóa Cơ Tu sẽ không bị mất, bị quên. Mỗi đường chỉ là một câu chuyện. Mình vui vì giờ con cháu cũng bắt đầu học dệt, học kể chuyện bằng hoa văn như mình ngày xưa.”
Theo ông Châu Văn Ngọ, Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Giang, Ngày hội không chỉ dịp để các cộng đồng dân tộc trên địa bàn huyện thể hiện bản sắc văn hóa của dân tộc mình, mà còn tạo động lực phát triển kinh tế xã hội. Sự kiện cũng được xem như lời tri ân, lời hứa giữ gìn và bảo tồn văn hóa bản địa khi cả nước đang thực hiện công cuộc sắp xếp đơn vị hành chính theo mô hình chính quyền hai cấp. “Và sắp đến đây, một chặng đường mới của địa phương sẽ được mở ra khi mà thực hiện chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính, xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp. Huyện cũng mong muốn rằng sau sự kiện này, các xã mới đi vào vận hành chính thức từ 1 tháng 7 sẽ tiếp nối truyền thống này để đưa văn hóa bản địa của từng địa phương tiếp tục phát triển và trở thành nội lực, sức mạnh nội sinh để phát triển các mặt về kinh tế xã hội thì văn hóa trên địa bàn huyện Nam Giang tiếp tục được giữ gìn, phát huy và được trao truyền”./.
Viết bình luận